Một sản phẩm của BEACON MEDIA
Khám phá nhiều hơn với tài khoản
Đăng nhập để lưu trữ và dễ dàng truy cập những bài viết bạn yêu thích trên Bloomberg Businessweek Việt Nam.
Tài chính
Hành lang pháp lý gỡ nút thắt cho một triệu tỉ đồng nợ xấu, tương đương 10% GDP, vừa được luật hóa tại ngày họp 27.6 của Quốc hội.
Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Hình ảnh: Shutterstock
Tác giả: Tuấn Anh
27 tháng 06, 2025 lúc 11:12 AM
Ngày 27.6, Quốc hội chính thức thông qua luật sửa đổi liên quan các tổ chức tín dụng. Luật có 3 điều, trong đó luật hóa nghị quyết 42, cho phép ngân hàng xử lý tài sản đảm bảo không cần qua thi hành án.
Nghị quyết 42 được thí điểm từ 2017-2023 trao quyền các tổ chức tín dụng xử lý nợ xấu được hình thành trước thời điểm tháng 8.2017. Trong thời gian thí điểm hệ thống ngân hàng đã thu hồi được khoảng 445 ngàn tỉ đồng nợ xấu.
Tốc độ tăng tín dụng tăng, tốc độ gia tăng nợ xấu của ngành ngân hàng tiếp tục tăng cao. Tính tới tháng 2.2025, tổng dư nợ xấu hơn 1 triệu tỉ đồng, theo hiệp hội Ngân hàng, tương đương 10% GDP.
Cũng theo ước tính công ty Chứng khoán Rồng Việt trích dẫn số liệu của ngân hàng Nhà nước, có hơn 530 ngàn tỉ đồng nợ xấu đến từ ngân hàng yếu kém, phần lớn thuộc về ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB).
“Việc luật hoá không chỉ là động thái củng cố khung pháp lý,” ông Vũ Tuấn Duy, chuyên viên phân tích vĩ mô của công ty chứng khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS) nói với Bloomberg Businessweek Việt Nam. “Đây còn là một tín hiệu cho thấy hệ thống ngân hàng có thể chủ động xử lý tài sản bảo đảm đang nằm chờ xử lý.”
Luật hóa là cần thiết, nhưng chưa đủ khi điều cốt lõi vẫn nằm ở thiện chí trả nợ của người đi vay. “Nếu không, dù luật có mạnh tới đâu thì cũng chỉ là thu dọn hậu quả sau rủi ro đã thành hình,” ông Duy nói.
Luật hóa Nghị quyết 42 cho phép cho các ngân hàng được thu giữ tài sản bảo đảm mà không cần thông qua thủ tục tố tụng tại tòa án. Ngoài ra, luật cũng bổ sung cơ chế xử lý tài sản bảo đảm đang bị kê biên hoặc đang là vật chứng trong vụ án, theo hướng phối hợp với cơ quan thi hành án hoặc cơ quan tiến hành tố tụng để hoàn trả, chuyển giao tài sản cho mục đích xử lý nợ xấu.
“Cần có các cơ chế bảo vệ phù hợp đối với người vay yếu thế, đặc biệt trong các trường hợp tranh chấp hoặc hoàn cảnh bất khả kháng, nhằm tránh nguy cơ lạm dụng quyền và đảm bảo sự cân bằng lợi ích giữa các bên,” ông Ngô Thái Ninh, luật sư cao cấp, công ty Luật Baker McKenzie Việt Nam nói.
Bên cạnh việc đó, luật vừa được thông qua bổ sung việc phân cấp thẩm quyền quyết định từ Thủ tướng Chính phủ sang ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với với khoản vay có lãi suất 0%/năm và không có tài sản đảm bảo.
Sau khi luật được thông qua và có hiệu lực từ 15.10.2025, chính phủ sẽ ra nghị định để hướng dẫn thi hành. Trong đó, có quy định về điều kiện của tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu và đảm bảo việc triển khai thi hành luật.
Theo phattrienxanh.baotainguyenmoitruong.vn
https://phattrienxanh.baotainguyenmoitruong.vn/thong-qua-luat-sua-doi-ve-to-chuc-tin-dung-tao-co-che-phap-ly-xu-ly-mot-trieu-ti-dong-no-xau-53579.html
Tặng bài viết
Đối với thành viên đã trả phí, bạn có 5 bài viết mỗi tháng để gửi tặng. Người nhận quà tặng có thể đọc bài viết đầy đủ miễn phí và không cần đăng ký gói sản phẩm.
Bạn còn 5 bài viết có thể tặng
Liên kết quà tặng có giá trị trong vòng 7 ngày.
Gói đăng ký
Truy cập nhanh
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 30/ GP-STTTT do Sở Thông Tin và Truyền Thông thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 24/12/2024
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Võ Quốc Khánh
Trụ sở: Lầu 12A, số 412 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bàn Cờ, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 8889.0868
Email: [email protected]
© Copyright 2023-2025 Công ty Cổ phần Beacon Asia Media