Một sản phẩm của BEACON MEDIA
Khám phá nhiều hơn với tài khoản
Đăng nhập để lưu trữ và dễ dàng truy cập những bài viết bạn yêu thích trên Bloomberg Businessweek Việt Nam.
Kinh doanh
Chỉ số PMI (Quản trị nhà mua hàng) của Việt Nam tháng 6 là 48,9 điểm, giảm một điểm so với tháng trước. Trong đó, chỉ số đơn hàng xuất khẩu mới giảm còn 43,6 điểm.
Hình ảnh: Qilai Shen/Bloomberg
Tác giả: Linh Chi
02 tháng 07, 2025 lúc 12:00 PM
Chỉ số PMI thể hiện sức khoẻ của hoạt động sản xuất tiếp tục duy trì mức dưới 50 điểm bởi nhu cầu suy yếu trong tháng Sáu. Nhóm chịu ảnh hưởng nhiều nhất là doanh nghiệp xuất khẩu, do tác động từ thuế quan của Hoa Kỳ gây sụt giảm mạnh về đơn hàng xuất khẩu mới.
Chỉ số đơn hàng xuất khẩu mới có tháng thứ ba giảm liên tiếp, hiện đạt 46,3 điểm - mức thấp nhất trong ba năm qua. Nhu cầu ở các thị trường xuất khẩu suy yếu khi đơn hàng mới từ nước ngoài giảm mạnh hơn nhiều so với tổng đơn hàng mới. Đây là tháng có mức giảm đơn hàng xuất khẩu mới thuộc loại mạnh nhất kể từ tháng Chín năm 2021, theo thông cáo từ S&P Global.
Chỉ số PMI tháng Sáu giảm mạnh 1 điểm từ mức xấp xỉ 50 điểm của tháng Năm, hiện còn 48,9 điểm, phần nào thể hiện những khó khăn đang tiếp diễn của ngành sản xuất. “Tháng Sáu chứng kiến nhu cầu quốc tế xấu đi điều kiện đối với các nhà sản xuất Việt Nam bởi tác động của thuế quan ngày càng gia tăng. Xuất khẩu giảm mạnh đã góp phần làm giảm thêm tổng số đơn đặt hàng mới và khiến các công ty thu hẹp quy mô việc làm và mua hàng,” kinh tế trưởng tại S&P Global Andrew Hawking nói.
Không chỉ có Việt Nam, Đài Loan, Malaysia, Indonesia là các nền kinh tế có chỉ số PMI tiếp tục đà giảm trong tháng Sáu. Bloomberg cũng cho biết, dữ liệu được công bố đang làm giảm đi triển vọng đối với hoạt động kinh doanh ở châu Á - vốn là công xưởng sản xuất của thế giới, khi thời hạn áp thuế quan của ông Trump ngày càng tới gần. “Việt Nam và Đài Loan - những nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu đang chứng kiến chỉ số PMI ngày càng giảm, trong khi nhà máy báo cáo các đơn hàng, sản lượng và nhân sự giảm do chiến tranh thương mại làm suy giảm nhu cầu,” Bloomberg trích lời Annabel Fiddes, chuyên gia kinh tế tại S&P Global Market Intelligence.
Khi đơn hàng giảm, doanh nghiệp phải cắt giảm nhân công, hoạt động mua hàng lẫn tồn kho. Hoạt động mua hàng giảm nhẹ trong tháng Sáu, lần giảm thứ ba trong bốn tháng qua. Hàng tồn kho nguyên vật liệu và thành phẩm đều giảm với tốc độ nhanh nhất lần lượt xét trong chín và năm tháng. Mặc dù nhu cầu tiếp tục suy yếu, các nhà sản xuất vẫn duy trì tăng sản lượng trong tháng Sáu.
Chi phí đầu vào trong tháng Sáu tăng nhẹ và thấp hơn trung bình, sau khi giảm trong tháng Năm, lần giảm đầu tiên trong gần hai năm. Các doanh nghiệp cho biết tình trạng thiếu nguyên liệu và sự mất giá của đồng nội tệ so với USD là nguyên nhân chính dẫn đến tăng chi phí.
Trái ngược với đơn hàng mới suy giảm, niềm tin kinh doanh tiếp tục phục hồi từ mức thấp nhất trong 44 tháng ghi nhận vào tháng Tư. Kỳ vọng về điều kiện thị trường ổn định hơn và giảm căng thẳng thương mại là những yếu tố hỗ trợ triển vọng lạc quan, dù vẫn yếu hơn mức trung bình.
Theo phattrienxanh.baotainguyenmoitruong.vn
https://phattrienxanh.baotainguyenmoitruong.vn/don-hang-xuat-khau-giam-keo-pmi-thang-6-cua-viet-nam-duoi-nguong-50-diem-53618.html
Tặng bài viết
Đối với thành viên đã trả phí, bạn có 5 bài viết mỗi tháng để gửi tặng. Người nhận quà tặng có thể đọc bài viết đầy đủ miễn phí và không cần đăng ký gói sản phẩm.
Bạn còn 5 bài viết có thể tặng
Liên kết quà tặng có giá trị trong vòng 7 ngày.
BÀI LIÊN QUAN
Gói đăng ký
Truy cập nhanh
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 30/ GP-STTTT do Sở Thông Tin và Truyền Thông thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 24/12/2024
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Võ Quốc Khánh
Trụ sở: Lầu 12A, số 412 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bàn Cờ, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 8889.0868
Email: [email protected]
© Copyright 2023-2025 Công ty Cổ phần Beacon Asia Media